Đăng bởi Thơm Lều Thị vào lúc 10/04/2018
Trong cuộc sống với những bộn bề lo toan, không ít những bậc phụ huynh do quá bận rộn với công việc hằng ngày mà quên đi trách nhiệm với con cái, khiến chúng phát triển một cách lệch lạc về tâm lý và ý thức. Giúp việc Hồng Phúc xin chia sẻ những bài học dưới đây để giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn khách quan hơn về tầm quan trọng trong việc quan tâm đến trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ thường trải qua 3 môi trường giáo dục: giáo dục gia đình, giáo dục trường học và giáo dục trường đời. Khi còn là sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền tôi đã được làm quen với bộ phân Xã hội học - theo đó con người sẽ phát triển xã hội hóa nhân cách theo 3 cấp: xã hội hóa gia đình, xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa xã hội. Mỗi một môi trường sẽ cho chúng ta một khái niệm và ý thức mới để quyết định đến hành vi, nhân cách của chúng ta sau này:
Trẻ nhỏ cần tình yêu thương từ cha mẹ hơn là những thứ vật chất "xa xỉ"
Môi trường xã hội hóa gia đình: đây là nền tảng cơ bản ban đầu của trẻ nhỏ. Chúng ta sẽ được cha mẹ dạy dỗ cho biết cái gì là đúng, cái gì là sai? Cái gì nên làm, cái gì không nên làm? Từ đó chúng ta có cái nhìn khách quan hơn đối với cuộc sống hiện tại.
Môi trường xã hội hóa trường học: là nền tảng tri thức, cho ta những hiểu biết về các bộ môn khoa học, về cung cách ứng xử trong giao tiếp.
Môi trường xã hội hóa xã hội: sẽ cho ta những kinh nghiệm, những trải nghiệm - những vấp ngã để ta đút rút ra những "bài học" cho bản thân.
Tuy nhiên, nếu từ nền tảng gia đình chưa thực sự vững chắc thì làm sao trẻ nhỏ có thể phát triển tốt trong những giai đoạn sau. Mà điển hình như một số gia đình, các bậc phụ huynh quá mải mê với công việc ngoài xã hội vô tình quên mất trách nhiệm làm cha làm mẹ của mình như thế nào để dạy dỗ con cái thì đó là một thiếu xót rất lớn. Trẻ nhỏ cần sự tâm tâm, yêu thương và chia sẻ chứ không cần những bộ quần áo đắt tiền, xa xỉ. Đôi lúc vì tham vọng mang đến những điều tuyệt vời nhất cho con mà vô tình cha mẹ đã quên đi trách nhiệm quan trọng nào đó. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ hư hỏng, hay mắc chứng bệnh tự kỉ vì không nhận được sự quan tâm đúng cách từ phía gia đình. Thiết nghĩa cần phải gióng lên một hồi chuông báo động để "cảnh tỉnh" những bậc phụ huynh đang làm ngơ với trách nhiệm của mình.
Ảnh hưởng lớn nhất của trẻ nhỏ là vấn đề tâm lý: không có ai chia sẻ những buồn vui hàng ngày khiến bé rơi vào trạng thái cô độc, tự kỉ và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mọi việc chăm sóc, ăn ngủ nghỉ đều giao cho ông bà hay người giúp việc nên bé không cảm nhận được tình yêu thương từ phía ba mẹ là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi nhìn vào những người bạn cùng trang lứa được bố mẹ quan tâm thì đó là nỗi buồn lớn nhất của trẻ.
Theo thời gian, số lượng trẻ em tự kỷ tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài ngày càng tăng cao. Có bao giờ bạn tự hỏi: tại sao con số này lại chiếm tỉ lệ cao như vậy? Vấn đề là ở đâu? Trẻ nhỏ cứ sống như một con rô - bốt và bắt đầu vô cảm với tất cả mọi thứ xung quang. Nếu như không may bé có những suy nghĩ tiêu cực và sai trái thì bố mẹ không thể nào nhận biết được.
Tuy không có nhiều thời gian chăm sóc cho con cái, nhưng tôi cũng đã học được rất nhiều điều từ cô giúp việc - người đã giúp tôi hỗ trợ chăm sóc trẻ nhỏ một cách tận tình và chu đáo.
Tôi từng tốt nghiệp cử nhân của trường Báo chí và tiếp tục học Thạc sĩ tại Anh Quốc nhưng vẫn phải "cúi đầu" trước những phương pháp dạy con của cô giúp việc gia đình.
Cô Lan là nhân viên giúp việc của CÔNG TY TNHH VÀ DỊCH VỤ HỒNG PHÚC, do quá bận rộn nên tôi đã tìm đến trung tâm như một giải pháp hữu hiệu để giải quyết các công việc nhà và trông nom trẻ nhỏ. Trong thời gian 2 năm làm việc, cô Lan đã cho tôi được nhiều bài học quý giá, và tôi cũng luôn thắc mắc: tại sao một người giúp việc gia đình lại có thể làm được như vậy?
Cách dạy trẻ của người giúp việc chuyên nghiệp
Đây là điều đầu tiên về cách làm người mà trẻ cần phải học hỏi và tiếp thu. Trẻ cần biết lắng nghe, ngoan ngoãn, lễ phép và có nhân cách tốt. Hầu hết thời gian dạy dỗ con nhỏ đều do một tay cô giúp việc đảm nhận, cô không bao giờ la mắng hay đánh đập trẻ, cô luôn để cho trẻ tự do hành động và sau mỗi hành động cô đều lý giải như thế là đúng hay là sai. Đó chính là điều vợ chồng tôi cần học hỏi.
Do công việc quá bận rộn, nên nhiều khi tôi đi sớm về khuya chỉ gặp con lúc tối đi ngủ. Cô Lan đã thay tôi chăm sóc chúng bằng cách cô chia sẻ về những cuộc sống bên ngoài thông qua những câu chuyện cô kể cho bé trước khi đi ngủ, những bài học đúc rút được từ những truyện cổ tích và những câu chuyện về tình thân mà trẻ đang thiếu thốn. Bên cạnh đó, cô còn truyền cho trẻ những câu hát ru mà không phải người giúp việc nào cũng có thể làm được.
Trẻ nhỏ thường nóng vội, hấp tấp và hay cáu gắt, đòi hỏi, đôi khi không được chúng thường khóc thật to để người lớn có thể đáp ứng được những nguyện vọng của chúng. Để có thể trấn áp được điều đó ở trẻ, cô Lan cho rằng: trước hết người làm cha mẹ cần phải bình tình giải quyết mọi vấn đề, không được nổi nóng và dạy con tự xoa dịu những nổi nóng, hằn học trong lòng. Muốn dạy con ngoan thì mẹ cần hiểu tâm lý trẻ nhiều hơn - đôi khi những thứ vật chất lại không thể đánh đổi được bằng tình thương và sự trách nhiệm.
Tôi hi vọng rằng, với những kinh nghiệm về nuôi dạy trẻ của cô giúp việc nhà tôi sẽ phẩn nào hữu ích cho các Eva trên con đường dạy dỗ con trẻ, để bé có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn.