Đăng bởi Mr Hà vào lúc 16/03/2023
Những ngày gần đây, mạng xã hội không ngừng xôn xao rúng động trước những sự việc trẻ bị bạo hành ở nhà trẻ và để lại những hậu quả vô cùng thương tiếc. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng xứng đáng được yêu thương, nhưng bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực, của những người mà được xã hội ca tụng là “người cha, người mẹ thứ 2”. Để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, Hồng Phúc xin cảnh báo một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết con có bị bạo hành hay không để từ đó có cách xử lý sớm nhất, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
- Bạo hành thể chất: Bạo hành thể chất trẻ em xảy ra khi một người cố ý làm trẻ bị thương hoặc khiến trẻ có nguy cơ bị thương.
- Lạm dụng tình dục: Xâm hại tình dục trẻ em là bất kỳ hoạt động tình dục nào với trẻ em, chẳng hạn như vuốt ve, quan hệ bằng miệng-bộ phận sinh dục, giao hợp, khai thác/tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trẻ em.
- Bạo hành tinh thần: Bạo hành tinh thần trẻ em có nghĩa là làm tổn thương lòng tự trọng hoặc tinh thần của trẻ. Điều này bao gồm hành vi tấn công bằng lời nói và tinh thần - chẳng hạn như liên tục coi thường hoặc mắng mỏ trẻ - cũng như cô lập, phớt lờ hoặc từ chối một đứa trẻ.
- Bạo hành y tế: Bạo hành trẻ trong khía cạnh y tế xảy ra khi ai đó cung cấp thông tin sai lệch về bệnh tật ở trẻ cần được chăm sóc y tế, khiến trẻ có nguy cơ bị thương và được chăm sóc y tế không cần thiết.
- Bỏ mặc: Bỏ mắc trẻ là không cung cấp đầy đủ thức ăn, nơi ở, tình cảm, sự giám sát, giáo dục, hoặc chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, đối với các bé trong độ tuổi đi nhà trẻ, bạo lực dễ gặp phải nhất là bạo lực về thể chất.
>>>>>>Xem thêm: Mẹo dọn dẹp nhà cửa cho cuộc sống dễ dàng hơn
Theo các nhà tâm lý học, trẻ bị bạo hành sẽ cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc bối rối. Trẻ có thể sợ hãi khi nói với bất kỳ ai về hành vi bạo hành, đặc biệt nếu kẻ bạo hành là cô giáo. Đó là lý do tại sao chúng ta cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo đỏ, chẳng hạn như:
- Xa lánh bạn bè, rút khỏi các hoạt động thông thường
- Những thay đổi về hành vi chẳng hạn như hung hăng, tức giận, thù địch hoặc hiếu động thái quá
- Trầm cảm, lo lắng hoặc sợ hãi bất thường hoặc đột ngột mất tự tin
- Thiếu sự giám sát, không dám tâm sự với bố mẹ quá nhiều
- Đòi nghỉ học thường xuyên
- Trẻ khóc và chống đối khi đến giờ đi nhà trẻ, hoặc tỏ ra sợ hãi khi có sự xuất hiện của người trông trẻ hoặc một người lớn nào khác (Đây chỉ là một trong các biểu hiện và có thể đơn thuần do trẻ không muốn xa bố mẹ, nhưng cha mẹ cần chú ý hơn khi trẻ có những thay đổi bất thường).
- Hành vi nổi loạn hoặc thách thức
- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ khó ngủ, thường ngủ không yên giấc, có thể khóc thét giữa giấc ngủ...
- Có những biểu hiện lạ mà trước khi đi nhà trẻ không có: nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.
- Xuất hiện thương tích, hương tích không giải thích được, chẳng hạn như vết bầm tím, gãy xương hoặc bỏng, thương tích không phù hợp với lời giải thích được đưa ra.
>>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt
Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể tùy thuộc vào hình thức bạo hành, lạm dụng. Hãy nhớ rằng đây chỉ là các dấu hiệu cảnh báo, sự hiện diện của chúng không nhất thiết có nghĩa là một đứa trẻ đang bị bạo hành.
Hi vọng, những những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ nhận biết sớm nhất những dấu hiệu trẻ có thể bị bạo hàng ở nhà trẻ. Chỉ có cha mẹ mới là người có để đồng hành cùng con, dõi theo sự đổi thay của trẻ từng ngày và bảo vệ trẻ đầu tiên bạn nhé!
--------------------
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HỒNG PHÚC
Địa chỉ :
Cơ sở 1: 885 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở 2: 201 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: 209/13D Tôn Thất Thuyết , Phường 3 , Quận 4 , TP HCM
Điện thoại: 1900 636 008
Email: giupviechongphuc@gmail.com