web hit counter 7 quy định cần nắm rõ khi thuê người giúp việc nhà | Giúp việc Hồng Phúc
Giúp việc Hồng Phúc

7 quy định cần nắm rõ khi thuê người giúp việc nhà

Trong xã hội hiện đại, khi con người bận rộn giữa guồng quay của công việc thì quỹ thời gian dành cho việc chăm sóc gia đình, nhà cửa cũng trở nên eo hẹp hơn. Theo đó, nhu cầu thuê người giúp việc nhà cũng ngày một tăng cao. Gia chủ có thể thuê người giúp việc bằng cách tự tìm kiếm hoặc liên hệ thông qua các công ty giúp việc chuyên nghiệp. Dù ở trường hợp nào thì bạn cũng cần nắm rõ những quy định quan trọng khi thuê lao động giúp việc để đảm bảo tốt nhất lợi ích giữa các bên. 

7 quy định cần biết khi thuê người giúp việc nhà 

Phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản

Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình. Trong đó nêu rõ: “Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.”

Thời hạn của hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vào bất cứ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

Nếu chủ nhà không ký kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động giúp việc sẽ bị phạt cảnh cáo và buộc phải giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi thuê lao động giúp việc

Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghiêm cấm các hành vi sau của chủ nhà với người lao động giúp việc:

- Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

- Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

- Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

Nếu chủ nhà có hành vi vi phạm như trên có thể bị xử phạt lên đến 75 triệu đồng theo quy định tại Điều 10, Điều 29 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

>>>Xem thêm: Vệ sinh công nghiệp

Chế độ lương, thưởng của người lao động giúp việc

Về tiền lương và các chế độ thưởng, chủ nhà và người giúp việc sẽ cùng nhau thỏa thuận. Trong đó, tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có). 

- Mức lương theo công việc gồm: chi phí tiền ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. 

- Mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.

Chủ nhà sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng nếu việc chi trả lương không đúng hạn hoặc trả không đủ tiền lương cho người giúp việc theo như thỏa thuận

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Chủ nhà phải cho người giúp việc nghỉ ít nhất ít nhất 4 ngày/tháng và ít nhất 8 giờ/ngày theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

- Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, chủ nhà phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;

- Hàng tuần, người giúp việc phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. 
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì phải được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Nếu chủ nhà không đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi như quy định trên sẽ bị phạt tiền lên đến 25.000.000 triệu đồng. 

Chi trả BHXH, BHYT cho người giúp việc

Khoản 4 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT. 

Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.

Nếu chủ nhà không thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình.

Quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người giúp việc

Chủ nhà có trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối người lao động giúp việc theo khoản 5 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của người lao động.

- Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

- Người lao động có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ. Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.

Trong trường hợp chủ nhà không thực hiện những nghĩa vụ theo quy định trên, có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Xử lý kỷ luật người lao động giúp việc

Việc xử lý kỷ luật người lao động phải được xác định cụ thể thông qua hợp đồng lao động hoặc có sự thỏa thuận giữa các bên. 

Trong đó, hình thức xử lý kỷ luật lao động chỉ bao gồm khiển trách và sa thải người lao động giúp việc. 

Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Nếu chủ nhà có những hành vi xử lý kỷ luật người lao động giúp việc không đúng với quy định sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Những hành vi đó được xác định như sau:

- Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động. 

- Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Lời kết 

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm bắt được những thông tin quan trọng khi thuê người giúp việc nhà. 
Nếu bạn có nhu cầu thuê người giúp việc nhà giàu kinh nghiệm, kỹ năng, nhân thân tốt, hãy liên hệ ngay Giúp việc Hồng Phúc theo địa chỉ dưới đây: 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HỒNG PHÚC

Cơ sở 1: Vincom Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 2: ngõ 201 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 3: Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 1900 636 008

Email: giupviechongphuc@gmail.com
 

Bạn đang xem: 7 quy định cần nắm rõ khi thuê người giúp việc nhà
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0977101336
Hotline: 1900636008
Chat Zalo
Gọi điện ngay
Gọi điện ngay