Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng cực giàu dinh dưỡng
Rau củ quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Dưới đây là các loại rau củ cho bé ăn dặm và nấu canh rau lý tưởng cho bé mà các mẹ không nên bỏ qua.
Khoai tây
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản. Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, ngoài lựa chọn sữa dinh dưỡng tốt cho giai đoạn phát triển của bé thì mẹ nên có một lịch ăn dặm phù hợp để cho bé tập làm quen với thực phẩm cũng như bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Khoai tây là một trong những loại rau củ quả tốt cho trẻ ăn dặm. Loại rau ăn củ dễ ăn, dễ tiêu hóa và rất dồi dào chất dinh dưỡng (vitamin C, B1, B2, B5, B12, đồng, sắt, canxi) chính là lý do để mẹ lựa chọn cho con.Khoai tây dễ chế biến và không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Chỉ cần luộc/hấp chín, đem nghiền nhỏ hoặc cắt nhỏ nấu cháo khoai tây là mẹ đã có 2 món ăn dặm cho con rồi đấy! Súp khoai tây hoặc cháo khoai tây + cà rốt (xay nhuyễn) rất tốt cho bé ăn dặm.
Cà rốt
Cà rốt là một trong những loại rau củ quả cho bé ăn dặm mà mẹ nên lưu ý sử dụng. Ngoài lượng vitamin A, C dồi dào, cà rốt còn chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kali – những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não, chiều cao và sức đề kháng của trẻ. Mẹ có thể nấu cháo cà rốt + thịt bò tươi ngon xay mềm nhuyễn hoặc làm nước ép trái cây rau củ nguyên chất (khoảng 30-50g cho mỗi lần ép).
Đậu cove
Đậu cove hay đậu que cung cấp hàm lượng vitamin A, K và chất xơ khá dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng còn non nớt của trẻ, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Mẹ nên tập cho bé làm quen ngay từ đầu để tiến tới những loại rau xanh ăn lá giàu dưỡng chất khác. Món cháo đậu cove thịt bằm là món ăn dặm thích hợp, lưu ý: mẹ nên xay nhuyễn cháo trước khi cho bé ăn.
Các loại hạt đậu
Đậu nành, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ là những loại hạt mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé. Các loại đậu này chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào gồm chất béo lành mạnh, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn từ các loại đậu, như cháo đậu hoặc bột ngũ cốc cho bé.
Bông cải xanh
Hàm lượng vitamin A, C, canxi, sắt, chất xơ, nước có trong bông cải xanh dễ hấp thụ, tốt cho mắt, xương và hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên chọn mua bông cải xanh ở những địa chỉ có nguồn cung cấp rau sạch đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Súp bông cải xanh rất tốt cho bé ăn dặm.
Súp lơ
Súp lơ chính là thực phẩm mẹ nên bổ sung trong khẩu phần ăn dặm của trẻ từ khoảng 6 tháng tuổi. Ngoài vitamin C, K, súp lơ còn cung cấp chất xơ, sắt, kali, magie cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Mẹ có thể hấp (hoặc luộc) nghiền nhỏ làm thành chén súp lơ nghiền thanh mát; hoặc nấu súp hỗn hợp táo + bí ngòi + súp lơ.
Củ cải vàng
Củ cải vàng chứa hàm lượng vitamin, chất xơ, khoáng chất thiết yếu dồi dào rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đây là loại rau củ cho bé ăn dặm tất tốt. Vitamin C trong củ cải vàng giúp hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch. Mẹ có thể làm nước ép củ cải vàng cho bé.
Cà tím
Những dưỡng chất trong cà tím như vitamin A, B6, folate, chất xơ, kali, canxi rất tốt cho trẻ. Cà tím giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng thị giác và tăng chiều cao cho trẻ.
Bí ngô hồ lô
Bí ngô hồ lô cung cấp hàm lượng dưỡng chất vitamin A, C, canxi, sắt… dồi dào, giúp bé có một hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể làm món súp bí hoặc cháo bí thơm ngon, giàu dưỡng chất cho con yêu.
Đu đủ
Đu đủ giàu beta-carotene, enzyme và chất xơ hòa tan giúp trẻ tăng sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hóa. Mẹ nên chọn những quả đu đủ chín, xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn.
Rau mùi tây
Trong các loại rau cho bé ăn dặm thì nhất định không thể thiếu rau mùi tây. Rau mùi tây rất tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin C, chất xơ, protein dồi dào. Mẹ nên tập cho bé ăn ngay từ những ngày đầu ăn dặm (khoảng 6 đến 8 tháng tuổi).
Khoai lang
Khoai lang giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể nấu cháo khoai lang thịt gà/cá lóc hầm nhừ hoặc súp khoai lang cho bé ăn dặm.
Táo
Táo chứa vitamin C, chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ có thể bổ sung món táo đã hấp chín rồi xay nhuyễn trong thực đơn ăn dặm cho bé.
Lê
Lê có vị ngọt thanh, giàu nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Mẹ có thể làm nước ép lê hoặc xay nhuyễn lê cùng một số loại trái cây khác cho bé ăn dặm.
Chuối
Chuối rất giàu kali giúp ngăn ngừa một số bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Chuối còn khá giàu năng lượng, kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và tinh bột sẽ giúp bé tăng cân đáng kể. Mẹ có thể làm món chuối nghiền hoặc kết hợp với một số thực phẩm khác cho bé ăn dặm.
>>> Xem thêm: Cách xử lý tình huống khi chăm sóc trẻ em
Mận
Mận chứa vitamin A, C, chất xơ, chất chống oxy hóa giúp trẻ có hệ miễn dịch và tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ nên kết hợp mận với một số loại rau củ khác như khoai lang, lê, chuối để kích thích vị giác của trẻ.
Đào
Đào giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé hiệu quả nhờ đường, beta-carotene, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Mẹ có thể làm đào hấp chín + sữa xay nhuyễn hoặc súp bí đỏ + khoai tây + cà rốt + đào cho bé.
Mơ
Mơ chứa vitamin A, C, chất chống oxy hóa, chất xơ, hợp chất beta-carotene hay lycopene rất tốt cho hệ tim mạch và thị giác của trẻ. Mẹ nên làm giảm vị chua và hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều trong một tuần.
Bơ
Bơ cung cấp chất béo lành mạnh, các loại vitamin, omega 3, chất xơ và khoáng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Mẹ có thể tán nhuyễn bơ, trộn thêm ít sữa hoặc kết hợp với sữa chua, xoài, kiwi, khoai tây cho bé ăn dặm.
Rau bina
Rau bina chứa chất béo, carbohydrate, chất xơ, protein, canxi, phốt pho, vitamin B1, C, E và beta-carotene, là loại rau cho bé ăn dặm giúp trẻ phát triển toàn diện cả trí não và thể chất. Đây là nguyên liệu tuyệt vời để mẹ nấu canh rau cho bé ăn dặm.
Rau củ quả không chỉ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà còn giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ. Mẹ nên kết hợp nhiều loại rau củ quả khác nhau trong thực đơn ăn dặm của bé để đảm bảo dinh dưỡng và kích thích vị giác của trẻ. Thêm vào đó, mẹ cũng có thể tìm giúp việc trông trẻ có chuyên môn để hỗ trợ trong quá trình nuôi con khôn lớn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ!