web hit counter Cách chăm sóc bé bị chân tay miệng nhanh khỏi nhất 2024 | Giúp việc Hồng Phúc
Giúp việc Hồng Phúc

Cách chăm sóc bé bị chân tay miệng nhanh khỏi nhất cập nhật 2024

 

Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi rất dễ xuất hiện bệnh chân tay miệng, chúng lây lan nhanh khiến cho các bé vô cùng khó chịu. Để hiểu rõ hơn về loại bệnh này cũng như cách chăm bé. Xin mời bạn xem bài bài sau đây.

Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi rất dễ xuất hiện bệnh chân tay miệng, chúng lây lan nhanh khiến cho các bé vô cùng khó chịu. Bệnh này thường sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định và cũng không ảnh hưởng hay nguy hiểm gì nhiều đến bé. Tuy nhiên, nếu mẹ chăm sóc bé bị chân tay miệng không đúng cách thì sẽ gây ra nhiều biến chứng cho bé. Để hiểu rõ hơn về loại bệnh này cũng như cách chăm bé. Xin mời bạn xem bài bài sau đây.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là một chủng bệnh truyền nhiễm, bệnh này có khả năng lây lan rất nhanh từ người này sang người khác. Chúng lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Mầm bệnh chính xuất phát từ nước bọt, hột nước và phân của những người mắc bệnh do các virus đường ruột gây ra.

Bệnh chân tay miệng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng bị mắc nhiều nhất là ở trẻ em từ dưới 5 tuổi. Đặc biệt là nhóm dưới 3 tuổi. Bệnh chân tay miệng là một bệnh khá lành tính, tuy nhiên nếu người bệnh không được chăm sóc và điều trị đúng cách nó có thể dần biến chứng sang các bệnh nguy hiểm như: viêm não, viêm cơ tim,  viêm màng não hay phù phổi cấp tính dễ dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy các mẹ cần phải chăm sóc bé bị chân tay miệng đúng cách.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm bé sơ sinh đúng cách 

Bệnh chân tay miệng thường có triệu chứng gì?

Bệnh chân tay miệng thường sẽ có ba giai đoạn:

Các giai đoạn của bệnh chân tay miệng

Các giai đoạn của bệnh chân tay miệng

  • Giai đoạn ủ bệnh: Đây là quá trình virus xâm nhập vào cơ thể của trẻ và sẽ ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày, sau thời gian này chúng sẽ hiện ra các triệu chứng rõ ràng hơn.

  • Giai đoạn khởi phát: Sau quá trình ủ bệnh từ 1 - 2 ngày, bé nhiễm bệnh sẽ bắt đầu có các triệu chứng như: sốt nhẹ, lười ăn, đau họng, mệt mỏi, tiêu chảy.

  • Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 3 - 10 ngày với các triệu chứng củng nặng hơn tiêu biểu của bệnh như: Loét miệng, Nổi các nốt phát ban bỏng nước, sốt nhẹ, nôn.

Lưu ý: Đối trẻ bị mắc bệnh này nhẹ thì sẽ tự hồi phục sau 8 đến 10 ngày. Nếu bệnh nặng trẻ sẽ bị sốt cao có thể sẽ biến chứng sang hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch. Chúng sẽ xuất hiện trong khoảng thời từ 2 đến 5 ngày của bệnh. Vì thế hãy lưu ý để phát hiện đưa bé đi điều trị kịp thời.

Xem thêm: Kỹ năng chăm bé sơ sinh dành cho các bà mẹ 

Chăm sóc bé bị chân tay miệng đúng cách tại nhà

Để không bị biến chứng nguy hiểm, các mẹ nên biết cách chăm bé đúng cách khi bị mắc bệnh. 

Chăm sóc bé bị tay chân miệng đúng cách

Chăm sóc bé bị tay chân miệng đúng cách

Với những bé bị mắc bệnh tay chân miệng ở mức nhẹ, triệu chứng chỉ có mụn nước và loét miệng xuất hiện thì cha mẹ có thể tự mình chăm sóc và điều trị ở nhà. Bạn có thể theo dõi và thực hiện theo các bước như sau:

  • Cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu hóa và uống nhiều nước mát hơn. tránh cho trẻ ngậm núm nhựa, ăn thức ăn bị thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn và đồ uống có vị chua và cay.

  • Chỉ nên cho bé dùng thuốc giảm đau paracetamol để hạ sốt. Các loại thuốc khác nếu dùng phải được các bác sĩ kê đơn cho phép. Nếu bé sốt cao bị mất nước hãy bổ sung đủ nước cho bé.

  • Vệ sinh miệng cho trẻ bị chân tay miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.

  • Ở các vết thương ngoài da do hột nước để lại. Các mẹ nên dùng dung dịch sát khuẩn để bé không bị bội nhiễm.

  • Hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ chịu.

  • Cách ly trẻ bị bệnh với những bé xung quanh để không bị lây nhiễm, khi chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng người lớn cũng nên đeo khẩu trang, găng tay và rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm.

  • Quần áo, tã lót hay các vật dụng khác của trẻ bị bệnh này cần phải ngâm qua dung dịch sát khuẩn như: cloramin B 2%. Hoặc có thể ngâm qua nước sôi để sử dụng.

  • Khi tắm rửa hãy vệ sinh nhẹ nhàng cho bé, hàng ngày lau bằng nước sạch để không bị nhiễm khuẩn.

  • Thường xuyên theo dõi sát sao tình trạng của bé .Nếu có dấu hiệu bất thường có thể đưa đến viện kịp thời.

Xem thêm: Giúp việc tại nhà uy tín tại Hà Nội 

Hy vọng qua bài biết trên các bậc phụ huynh đã phổ cập được thêm nhiều kiến thức có ích cho cả mẹ và bé. Hãy điều trị và chăm sóc bé bị chân tay miệng đúng cách để bảo vệ bé được phát triển khỏe mạnh. Chúc các mẹ thành công.

Bạn đang xem: Cách chăm sóc bé bị chân tay miệng nhanh khỏi nhất cập nhật 2024
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0977101336
Hotline: 1900636008
Chat Zalo
Gọi điện ngay
Gọi điện ngay