Nên chăm bé sơ sinh từ 07 đến 11 tháng tuổi như thế nào?
Chăm bé sơ sinh tháng tuổi thứ 07 đây có lẽ sẽ là khoản thời gian khá thú vị của cả mẹ và bé. Bởi đây là lúc các mẹ cho rằng mình đã tập được cho bé các thói quen sinh hoạt. Những không vào khoảng thời gian này bé bắt đầu “ giở chứng” đủ điều. Xem ngay bài viết sau đây để tìm ra giải pháp cho mẹ và bé.
Khi bé vào tháng tuổi thứ 07 đây có lẽ sẽ là khoản thời gian khá thú vị của cả mẹ và bé. Bởi đây là lúc các mẹ cho rằng mình đã tập được cho bé các thói quen sinh hoạt. Những không, vào khoảng thời gian này bé bắt đầu “ giở chứng” đủ điều. Giờ ngủ thay đổi, không chịu ăn, hay cảm sốt, bám dính lấy mẹ không rời, cảm xúc cũng bắt đầu thay đổi theo. Vậy lúc này các mẹ nên chăm bé sơ sinh như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Chăm bé sơ sinh 07 tháng tuổi như thế nào?
Chăm bé sơ sinh 07 tháng tuổi như thế nào?
Tháng thứ 07 có thể xem là thời kỳ mà bé có nhiều thay đổi nhất trong quá chuyển tiếp. Nhưng cũng không đến mức ảnh hưởng xấu đến bé. Vậy khi bước vào giai đoạn này mẹ nên chú ý những gì?
Chăm từng bữa ăn và giấc ngủ của bé
Thông thường em bé 07 tháng tuổi đã có thể ăn được những loại thức ăn khác sữa mẹ. Nhưng nếu con bạn thuộc trường hợp vẫn đang bú sữa mẹ. Thì một đêm có thể thức giấc ít nhất 1 lần để đòi sữa. Đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm thường sẽ ngủ suốt đêm. Ngủ là một thói quen chúng mang tính cá nhân. Nên nếu bạn cảm thấy cần phải thay đổi thói quen này của bé, thì hãy tập dần cho bé.
Xem thêm: Công ty cung cấp dịch vụ tạp vụ chuyên nghiệp tại Hà Nội
Chăm từng bữa ăn và giấc ngủ của bé
Ở tháng tuổi thứ 07 các bé trai sẽ có cân nặng trung bình từ 7,4 đến 9kg, bé gái sẽ có cân nặng từ 6,8 đến 8,6 kg. Như vậy nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé sẽ là:
-
Sữa mẹ hoặc CT2: 900-1000ml được chia làm 8 - 10 cữ uống trong ngày
-
Ăn dặm tùy theo nhu cầu, ở độ tuổi này sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bé. Nếu bé bú không có đủ sữa dễ dẫn đến táo bón, phân ít. Các mẹ nên bổ sung Vitamin D3 cho bé theo nhu cầu 400-600ui/ ngày.
Bé ở tháng tuổi thứ 07 đã có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn rồi. Mẹ hãy cho bé khám phá thêm nhiều món ăn khác có độ mền, vị, màu sắc và mùi thơm khác để bé thích ứng dần. Bạn hãy cố gắng tạo cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh. Đừng cưỡng ép bé, bạn chỉ chỉ cần làm và cho bé ăn cò ăn nhiều hay ít hãy để bé tự quyết định.
Chăm bé sơ sinh - giữ cho bé luôn khỏe mạnh
Em bé 07 tháng tuổi không cần phải chích bất cứ mũi chủng ngừa nào cả. Vì vậy nếu bé không có vấn đề gì về sức khỏe thì bạn cũng không cần phải gặp bác sĩ. Hãy nhớ thường xuyên rửa tay cho bé sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn, có thể trước đó bé đã đùa nghịch dưới sàn nhà. Cốt lõi vẫn là phải giữ gìn vệ sinh một cách hợp lý cho bé. Nhưng bạn cũng không cần phải quan tâm thái quá về việc luôn giữ một môi trường “siêu” sạch cho bé. Hệ miễn dịch sẽ có nhiệm vụ giúp cho cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng, và chúng cần được tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, vi sinh vật khác nhau để cải tiến và hoạt động hiệu quả hơn.
Thay đổi về hành vi và ứng xử của bé
Thay đổi về hành vi và ứng xử của bé
Ở độ tuổi này bé đã biết thể hiện sự phản kháng, không chịu đi ngủ, không chịu ăn cơm. Bé bắt đầu tỏ ra ồn ào, thể hiện thái độ rất rõ để mọi người xung quanh biết là bé đang không hài lòng. Những lúc như thế này, bạn hãy nhẹ nhàng vỗ về bé bằng một giọng nói dịu dàng. Hãy thể hiện cho bé biết rằng bạn rất yêu thương bé. Để bé an tâm hơn, bé cũng sẽ không thể hiện gay gắt nữa.
Ngàn vạn lần các bố mẹ đừng bao giờ nghĩ sự phản kháng của bé là để thử thách mức chịu đựng của bố mẹ. Bé ở tuổi này hoàn toàn vẫn chưa biết như thế nào là cố ý tạo ra khó khăn cho bố mẹ. Bé vẫn đang trong quá trình học. Sẽ có những lúc chính bản thân bé cũng không biết mình cần gì. Cách tốt nhất cả mẹ và bé những lúc này là tìm thêm sự trợ giúp từ người khác. Người xưa vẫn thường nói để có thể chăm sóc cho một đứa trẻ phải cần cả một ngôi làng. Vì thế bố mẹ không cần phải một mình nuôi dưỡng bé, chúng ta cần sự giúp đỡ và cần được sẻ chia.
Xem thêm: Kỹ năng chăm bé mới sinh dành cho những người lần đầu làm mẹ
Thông qua bài viết trên tôi hy vọng bạn có thể hiểu hơn về bé. Đồng thời cũng biết được cách chăm bé sơ sinh vào giai đoạn này như thế nào là tốt nhất cho bé. Chúc bạn thành công.