Quyền lợi và trách nhiệm của người giúp việc
Ở bất kỳ ngành nghề nào, người lao động cũng có quyền lợi và trách nhiệm cần phải thực hiện. Và đối với người giúp việc – quyền lợi và trách nhiệm lại càng được chú trọng hơn bởi đây là một ngành nghề đặc thù. Giúp việc nhà có nhiều hình thức để các gia đình có thể lựa chọn như giúp việc ăn ở lại, giúp việc theo giờ, giúp việc hành chính. Đặc biệt với giúp việc ăn ở lại, chủ nhà từ đầu cần phải đưa ra thỏa thuận về quyền lợi và trách nhiệm một cách rõ ràng để người giúp việc và chủ nhà có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất.
1. Quyền lợi của người giúp việc
* Được trả lương theo đúng thỏa thuận
Mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động, nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động.
Hình thức trả lương, thời hạn trả lương do hai bên thỏa thuận. Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động mở tài khoản ngân hàng. Các loại phí liên quan đến mở, duy trì tài khoản do hai bên thỏa thuận. Người sử dụng lao động không được thu phí chuyển khoản tiền lương vào tài khoản của người lao động.
>>>>>Xem thêm: những công việc của giúp việc nhà
* Các quyền lợi vào các ngày lễ, tết
Cụ thể, đối với người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ngày thường, thì sẽ được trả lương ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo giờ làm việc. Nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần, thì được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc.
Đối với người giúp việc làm việc vào ngày nghỉ lễ/tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo ngày làm việc chưa kể tiền lương của ngày lễ/tết có hưởng lương.
* Ngoài ra, các hành vi giữ giấy tờ tùy thân đều không được phép. Đối với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình, người chủ sẽ bị phạt tiền tối đa đến 15 triệu đồng.
>>>>>Xem thêm: Cung cấp giúp việc chung cư cáp cấp tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
2. Trách nhiệm của người giúp việc
* Tuân thủ các nguyên tắc làm việc
Đối với mỗi gia đình đều có những nguyên tắc và cách thức làm việc riêng. Trước khi tiến hành công việc, đều có những thỏa thuận với chủ nhà. Các trao đổi chủ yếu xoay quanh các vấn đề như thời gian, các công việc phải làm, nguyên tắc và những lưu ý khi làm giúp việc ở nhà họ…một khi người giúp việc đã đồng ý nhận việc và ký hợp đồng thì bắt buộc phải chấp hành đầy đủ.
Mỗi gia đình sẽ có một nguyên tắc riêng, và tất nhiên là bạn phải tuân thủ các nguyên tắc nhà họ khi đồng ý làm việc việc. Vì thế đừng bao giờ phá vỡ nguyên tắc đó sẽ là một lỗi lớn đấy.
* Hoàn thành tốt các công việc của mình
Công việc đã được thỏa thuận trước đó, người giúp việc nên lập một danh sách các công việc cần phải được hoàn thành trong ngày. Các công việc thường có là: đi chợ buổi sáng, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát, giặt và phơi quần áo,… Nếu công việc có yêu cầu chăm trẻ như đưa đón trẻ đi học, cho trẻ ăn thì người giúp việc phải đặc biệt cẩn thận
Hãy khiến cho ngôi nhà của họ tươm tất, hoàn thành xong các công việc thật tốt, điều đó chứng minh người giúp việc đã hoàn thành tốt các công việc của mình
* Không xâm phạm quyền riêng tư của gia đình, không có những hành động mang tính bạo lực
Mỗi gia đình đều có những góc riêng tư cần được tôn trọng và giúp việc cũng cần biết những điều đó để tránh những hiểu lầm không đáng có xảy ra. Như chúng ta đã biết, có rất nhiều việc giúp việc trộm cắp tài sản của chủ nhà. Vì vậy, để tránh những việc hiểu lầm không đáng có xảy ra, chúng ta nên có tránh những khu vực nhạy cảm như phòng riêng của chủ nhà, hay những phòng để vật dụng quý giá của gia đình.
3. Cách thức để bảo vệ quyền lợi cũng như đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của người giúp việc
Điều 180 Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định 27/2014 đều quy định rõ: “Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng bằng văn bản với người giúp việc gia đình”. Theo quy định này, hợp đồng lao động giữa hai bên bắt buộc phải bằng văn bản, giúp cụ thể hóa các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Và hợp đồng lao động giữa chủ nhà và giúp việc còn là cơ sở để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của 2 bên khi ký kết hợp đồng lao động.
Hy vọng bài viết trên có những thông tin hữu ích giúp bạn biết được quyền lợi và trách nhiệm của người giúp việc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm người giúp việc vui lòng liên hệ với Giúp Việc Hồng Phúc để được tư vấn cụ thể về các dịch vụ.
----------------------
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH HỒNG PHÚC CLEANFAST
Địa chỉ :
Cơ sở 1: 885 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở 2: 209/13D Tôn Thất Thuyết , Phường 3 , Quận 4 , TP HCM
Cơ sở 3: 201 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 1900 636 008
Email: giupviechongphuc@gmail.com