Hồng Phúc

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? 5 loại trái cây không nên ăn?

Với những người mắc bệnh tiểu đường, bên cạnh việc việc uống thuốc, thực hiện theo các phương pháp điều trị thì việc bổ sung các dưỡng chất, chế độ ăn đủ dinh dưỡng là một điều rất quan trọng. Để xây dựng thực đơn cho người bị tiểu đường bạn cần phải biết về người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì qua bài viết dưới đây của Hồng Phúc.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường?

Trước khi biết về việc người bệnh tiểu đường nên ăn gì bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây để kiểm soát mức đường trong máu:

Ăn đều đặn: Ăn đủ 3 bữa chính/ngày và bổ sung bằng những bữa ăn nhẹ để duy trì mức glucose máu ổn định, tránh tình trạng đói quá mức.

Hạn chế đường, muối và chất béo bão hòa: Giới hạn lượng đường, muối và chất béo bão hòa. Muối nên được hạn chế trong khoảng 1500-2300 mg/ngày. Nên tập trung vào chất béo không bão hòa từ các nguồn như hạt, cá, và quả bơ, cùng với lượng đường phù hợp để duy trì mức glucose máu ổn định.

Kết hợp ăn uống và tập thể dục:Việc cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể bằng một chế độ vận động hợp lý giúp kiểm soát cân nặng và mức đường trong máu.

Uống đủ nước: Duy trì hoạt động chức năng cơ thể, hạn chế thức uống có đường và giới hạn bia rượu (không quá 1 ly mỗi ngày) để duy trì mức đường máu ổn định.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì - Thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường

Trong chế độ ăn của người bị tiểu đường và tiểu đường type 2 đều phải dựa trên nguyên tắc hạn chế mức độ cao của gluxit (chất đường bột) để  kiểm soát mức đường huyết và hạn chế sự tích tụ của các axit béo bão hòa, ngăn chặn các vấn đề liên quan đến chuyển hóa. Thực đơn cho người bị tiểu đường cần được xây dựng sao cho đủ lượng đường cần thiết, đồng thời ổn định và cân đối, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Trứng

Trứng là một phần quan trọng cho thực đơn người bệnh tiểu đường nên ăn gì vì trứng có ít carbohydrate chỉ chứa khoảng 0.5 gram carbohydrate/1 quả nên không gây tăng đột ngột đường huyết.

Dù trứng có hàm lượng cholesterol cao, khoảng 186mg, nhưng nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng người bị tiểu đường vẫn có thể bổ sung lượng cholesterol này đến 200mg mỗi ngày mà không gây tác động lớn đến mức đường trong máu.

Gợi ý cho bạn đó là chỉ nên ăn trứng khoảng 3 lần mỗi tuần, mỗi lần một quả để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng từ trứng mà không ảnh hưởng đến mức đường máu của bạn. Nhưng vẫn phải nhớ là tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế, bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Rau xanh

Các loại rau xanh như rau cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi... là những lựa chọn tốt cho người mắc tiểu đường vì chứa nhiều chất xơ, ít calo và có chỉ số đường huyết (Gl) thấp, để hạn chế tăng đường trong máu. Thêm vào đó rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, vừa giúp giảm viêm nhiễm vừa hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết.

Chất xơ trong rau xanh giúp duy trì sự ổn định việc hấp thụ đường từ thức ăn, ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết. Ngoài ra rau xanh còn giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh gout chuẩn dinh dưỡng 7 ngày

Quế

Trong thực đơn ăn uống của người bị tiểu đường, quế là một thành phần quan trọng không thể bỏ qua. Loại thực phẩm này được biết đến với những lợi ích đặc biệt, bao gồm việc giảm đường huyết, cholesterol và triglyceride. 

Hạt chia

Trong hạt chia, bạn sẽ tìm thấy một lượng lớn chất chống oxy hóa cùng với omega-3 cung cấp nguồn protein và chất xơ thực vật quan trọng, đóng vai trò trong việc kiểm soát tiểu đường loại 2.

Một điều thú vị mà không phải ai cũng biết là hạt chia có khả năng giúp bạn thấy no lâu hơn và giúp giảm cơn đói hiệu quả. Thường xuyên sử dụng hạt chia có thể giúp giảm lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa ăn, điều này đặc biệt hữu ích cho những người muốn giảm cân.

Quả hạch

Điểm đặc biệt ở quả hạch là chúng chứa nhiều chất xơ và ít tinh bột đường tiêu hoá, giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạt mắc ca, hồ đào... đều là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Thường xuyên ăn những loại hạt này, không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn giúp giảm cân và ổn định hàm lượng insulin trong cơ thể.

Để cung cấp cho khách hàng những chất lượng dịch vụ tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe cho gia chủ của mình, Hồng Phúc đã đào tạo rất kỹ về chuyên môn giúp việc chăm người bệnh kể, nên cả khi trong nhà có người ốm bạn cũng có thể yên tâm để Hồng Phúc "lo" nhé.

5 loại trái cây không nên ăn khi bị tiểu đường

Việc kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn uống là quan trọng cho người bị tiểu đường, trong đó việc hạn chế tiêu thụ những loại trái cây có hàm lượng đường cao sẽ giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Với những người bị tiểu đường hãy hạn chế 5 loại trái cây dưới đây:

Dứa chín: Có hàm lượng đường rất cao, nên nên ăn một cách hạn chế. Mặt khác, dứa chín cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin có khả năng chống viêm tốt.

Mít và sầu riêng: Hai loại trái cây có lượng đường tương đương với một bát cơm trắng, do đó cần hạn chế tiêu thụ.

Xoài chín: Loại quả này chứa hàm lượng đường cao hơn so với xoài xanh, có thể gây tăng huyết áp cho người bị tiểu đường.

Chuối chín: Lượng đường trong chuối chín rất cao, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn chuối chín.

Nhãn và vải thiều: Cả nhãn và vải thiều đều chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ, bạn chỉ nên ăn một vài quả.

Nếu bạn đã hiểu rõ thông tin về người bệnh tiểu đường nên ăn gì thì hãy cố gắng áp dụng trong thực đơn ăn của chính mình nhé. Hãy nhớ rằng chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người nên hãy cố gắng tuân thủ nhé.

Bạn đang xem: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? 5 loại trái cây không nên ăn?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0977101336
Hotline: 1900636008
Chat Zalo
Gọi điện ngay
Gọi điện ngay